Sống ảo là gì Sống ảo là một trào lưu thường thấy trên các mạng xã hội, nhất là trên Facebook và Instagram. Tuy nhiên, bạn có đã hiểu hết nghĩa sống ảo là gì, tác hại của việc sống ảo quá nhiều và cách khắc phục ra sao chưa? Nếu chưa, bài viết của honnhanvagiadinh.net sau đây sẽ cung cấp thông tin đến bạn.
TÓM TẮT NỘI DUNG
- 1 Lối sống ảo là gì?
- 2 Biểu hiện của sống ảo và sự sai lạc của giá trị thực tế
- 3 Thực trạng sống ảo hiện nay của giới trẻ hiện nay
- 4 Nguyên nhân của hiện tượng việc sống ảo
- 5 Tác hại của việc sống ảo
- 6 Dẫn chứng về sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam
- 7 Giải pháp cách khắc phục thói quen sống ảo
Lối sống ảo là gì?

Sống ảo là thuật ngữ dùng để chỉ phong cách sống của một người nào đó không đúng với thực tế. Thậm chí, họ còn có phần thể hiện thái quá và lố bịch trên mạng xã hội.
Nói tóm lại, những người sống ảo thường xa rời cuộc sống thực tại và rất chú tâm vào thế giới ảo. Họ tự tạo ra niềm vui cho riêng mình qua những lượt tương tác trên mạng xã hội như like, thả tim, theo dõi,…

Nguồn gốc của sống ảo bắt nguồn từ các trang mạng xã hội. Khi mạng xã hội trở thành phương tiện truyền thông được ưa chuộng, con người dần sử dụng nó nhiều hơn. Và từ đó, sống ảo cũng ngày một nhiều, đặc biệt là đối với giới trẻ.
Biểu hiện của sống ảo và sự sai lạc của giá trị thực tế


Những người sống ảo luôn cầm điện thoại check in bất cứ nơi đâu họ tới
Để hiểu rõ hơn định nghĩa sống ảo là gì, hãy cùng chúng tôi đi sâu vào những biểu hiện của việc sống ảo. Cụ thể:
- Cuồng like: Là biểu hiện thường thấy của những người thích sống ảo trên mạng xã hội. Họ cập nhật trạng thái mọi lúc mọi nơi, dù đang vui hay buồn. Những hoạt động cá nhân đều được đưa lên mạng xã hội để lôi kéo sự chú ý của cộng đồng. Thậm chí, họ còn kêu gọi số lượt like để giúp hay cứu sống một ai đó.
- Suốt ngày chụp ảnh tự sướng: Họ luôn cầm điện thoại check in bất cứ nơi đâu họ tới. Sau đó, họ sẽ dành thời gian để chọn ra những tấm hình đẹp nhất, chỉnh sửa, viết caption và đăng lên mạng xã hội.
- Họ luôn để ý những comment khen chê của người khác trên mạng xã hội.
- Không thể rời khỏi điện thoại 1 giây nào: Những người sống ảo coi chiếc điện thoại là vật bất ly thân. Họ luôn cầm điện thoại dù bất cứ đâu.
- Sống khác với điều kiện trong thực tế: Những người sống ảo thường rất thích khoe trên mạng xã hội. Có những người điều kiện gia đình không tốt nhưng vẫn mua những món đồ đắt tiền để khoe cho “bằng bạn bằng bè”.
Thực trạng sống ảo hiện nay của giới trẻ hiện nay

Hiện nay, giới trẻ đang ngày càng dễ sa vào lối sống ảo, một hiện tượng mà mọi người thường thấy qua việc họ sử dụng nhiều công cụ và ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh. Khi đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, hình ảnh thường được làm đẹp hơn, tạo ra một ấn tượng không hoàn toàn trung thực về ngoại hình.
Bên cạnh hình ảnh, những dòng trạng thái, bình luận mà họ chia sẻ thường đầy cảm xúc và thậm chí có phần hơi quá lời. Nhiều người tạo ra một bức tranh không chính xác về cuộc sống hoặc bản thân họ, chỉ để thu hút sự chú ý và nhận được lượt thích, theo dõi.

Đáng ngạc nhiên, một nghiên cứu cho thấy khoảng 70% những người rất tích cực trên mạng xã hội lại có xu hướng trở nên trầm lặng và ít giao tiếp ngoài đời thực. Nhiều người, dù có ngoại hình bình thường, nhưng trên mạng xã hội lại được coi là những ngôi sao có lượng người theo dõi đông đảo.
Sống ảo còn có thể xem là cơ chế tự vệ, giúp nhiều người trốn tránh khỏi những khó khăn và thách thức của cuộc sống thực. Mạng xã hội trở thành một nơi trú ẩn tinh thần, nơi họ có thể tự do bày tỏ và được an ủi.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất không chỉ nằm ở việc sống ảo, mà còn ở việc giới trẻ không biết cách sàng lọc thông tin. Mạng xã hội đầy rẫy thông tin không chính xác và không lành mạnh, từ hình ảnh không phù hợp cho tuổi vị thành niên, đến những thông tin sai lệch về chính trị hay xã hội. Điều này không chỉ làm méo mó hình ảnh thực tế trong mắt họ mà còn ảnh hưởng đến suy nghĩ và quan điểm của họ về thế giới xung quanh.
Nguyên nhân của hiện tượng việc sống ảo

Việc giới trẻ sống ảo, tức là sự chênh lệch giữa cuộc sống thực và hình ảnh cuộc sống được trình bày trên mạng xã hội hay các nền tảng số khác, đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm trong xã hội hiện đại một số nguyên nhân chính của sống ảo có thể kế đến:
Do xã hội ngày càng phát triển, các ứng dụng mới liên tục ra đời để thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm trạng của con người. Từ đó, giới trẻ tìm đến mạng xã hội nhiều hơn, không làm chủ được bản thân ,đắm chìm vào đó mà quên rằng mình đang sống trong một cuộc sống thật với các mối quan hệ.
Áp lực từ xã hội, trong thế giới số hóa mọi người thường so sánh mình với người khác dựa trên những gì họ thấy trên mạng xã hội. Điều này tạo ra áp lực để trở nên hoàn hảo và thể hiện mình ở một góc độ tốt nhất.
Ảo tưởng về bản thân, mạng xã hội cho phép người dùng tạo ra một bản dạng của chính họ, một phiên bản “lý tưởng” mà họ muốn mọi người nhìn thấy.
Cảm giác bất an và thiếu tự tin, đối mặt với cảm giác không đủ tốt trong thực tế, nhiều người chọn sống ảo để tìm kiếm sự an ủi và xác nhận từ người khác.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh ngày nay thường có tâm lý chiều con, con thích gì là đều đáp ứng. Vì vậy, giới trẻ dễ đua đòi mà bố mẹ thì dần mất đi sự kiểm soát.
Nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến sự sống ảo bắt nguồn từ chính bản thân mỗi người trẻ. Họ dễ bị cám dỗ, không có ý thức sắp xếp thời gian hợp lý cũng như không làm chủ được mình. Vì vậy, họ vô tình để thế giới ảo điều khiển con người mình.
Tác hại của việc sống ảo

Việc sống ảo, mặc dù có thể mang lại cảm giác thoả mãn tức thì và sự chú ý trên mạng xã hội, nhưng nó lại ẩn chứa nhiều hậu quả, không chỉ đối với cá nhân mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
- Tiêu tốn nhiều thời gian: Có những người lên mạng xã hội để tìm kiếm thông tin, kiếm tiền hay giải trí. Tuy nhiên, rất ít người có thể sử dụng mạng xã hội một cách khoa học. Họ thường sa đà vào những tin tức không chính thống và dành quá nhiều thời gian để sử dụng điện thoại một cách vô bổ.
- Tác động xấu đến sức khỏe: Việc sử dụng điện thoại quá nhiều ảnh hưởng đến thị lực. Nó khiến bạn trở nên mệt mỏi và dẫn đến các vấn đề về tâm lý.
- Tiếp cận những thông tin không lành mạnh như: Ảnh đồi trụy, các thông tin phản động,… Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống.
- Bỏ quên những mối quan hệ thực: Việc quá chú tâm vào những người bạn ảo sẽ khiến bạn xa rời thực tế, bỏ rơi những người thân thiết xung quanh.
- Nguy cơ bị lừa dối: Sống ảo có thể dẫn đến việc tin tưởng vào hình ảnh giả mạo, khiến người ta dễ bị lừa dối trong các mối quan hệ thực sự.
- Gây áp lực xã hội: Khi mọi người đều cố gắng thể hiện mình qua hình ảnh hoàn hảo trên mạng xã hội, điều này tạo ra áp lực cho những người khác cảm thấy cần phải đạt đến tiêu chuẩn đó.
- Nguy cơ về bảo mật: Sự phô trương cuộc sống cá nhân và việc chia sẻ quá nhiều thông tin trên mạng xã hội có thể gây ra nguy cơ về bảo mật.
Dẫn chứng về sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam

Gần đây, cộng đồng mạng xôn xao trước hình ảnh một nhóm bạn trẻ tại Rạch Vẹm, Phú Quốc khi họ lấy sao biển ra khỏi môi trường tự nhiên để tạo dáng chụp ảnh, khiến nhiều con sao biển chết khô trên bãi cát, trong khi sao biển cần môi trường nước để tồn tại vì chúng thở qua môi trường này. Đa số loài sao biển chỉ có thể chịu được không có nước trong vòng 30 giây. Để chúng ở ngoài nước trong vòng 5 phút có thể coi là đem đến cho chúng một kết cục tử vong..
Nhiều bạn trẻ đã và đang thể hiện thói quen sống ảo mà không cân nhắc đến hậu quả, từ việc giẫm lên hoa lá, khắc tên lên cổ vật lịch sử, ngồi trên đầu rùa tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cho đến việc chỉnh sửa số trên cột mốc biên giới.
PGS.TS Trần Thành Nam, người đứng đầu Khoa Các Khoa học Giáo dục tại ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng một trong những nguyên nhân chính đằng sau hành vi này là mong muốn của giới trẻ được thể hiện bản thân và tạo ra một ảnh hưởng mạnh mẽ trên mạng xã hội, thậm chí nếu phải trả giá bằng những hậu quả không lường trước
Giải pháp cách khắc phục thói quen sống ảo

Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội, nhưng nếu quá lạm dụng thì chúng sẽ dần làm suy tổn đến cuộc sống và tâm lý của bạn. Chính vì vậy, để khắc phục thói quen sống ảo, bạn cần làm theo một số lời khuyên sau:
- Hạn chế tiếp xúc với mạng xã hội nhiều nhất có thể. Sử dụng công nghệ thông minh, sử dụng mạng và công nghệ một cách có trách nhiệm, biết định hình thời gian và mục tiêu khi online. Nắm bắt rõ lợi ích mà công nghệ mang lại trong cuộc sống thường ngày, và hạn chế việc lạm dụng nó chỉ vì muốn thể hiện mình trên mạng.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hòa nhập cộng đồng.
- Sống ảo cũng phải điều độ, “healthy and balanced” (lành mạnh và cân bằng)
- Dành quỹ thời gian vào học tập, công việc, chăm sóc bản thân hay ở bên người thân và bạn bè.
- Cách khắc phục sống ảo tuyệt vời nhất đó là sống thực tế, chấp nhận hiện thực.
Thế giới mạng xã hội tuy là ảo nhưng tổn thương lại là thật. Vì vậy, honnhanvagiadinh.net hy vọng sau khi hiểu được sống ảo là gì và tác hại của nó, bạn sẽ có những điều chỉnh thích hợp để có một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc.