Bệnh tự luyến là gì? Có đáng sợ không? Biểu hiện của bệnh tự luyến như thế nào?
Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, ngày càng xuất hiện nhiều những căn bệnh về tâm lý. Nhiều người cho rằng, tự luyến chỉ là biểu hiện của những người tự tin thái quá về ngoại hình. Tuy nhiên, đây cũng là một loại bệnh đã được khoa học chứng minh.
Vậy, tự luyến nghĩa là gì? Người mắc bệnh tự luyến có những triệu chứng như thế nào? Cách chữa trị ra sao? Hãy cũng honnhanvagiadinh.net tìm hiểu câu trả lời chính xác nhé.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Bệnh tự luyến bản thân là gì?
Bệnh tự luyến là gì
Bệnh tự luyến có tên tiếng Anh là Narcissistic Personality Disorder, tên gọi khoa học là “rối loạn nhân cách ái kỷ”. Đây là một dạng của chứng rối loạn nhân cách nơi người bệnh có xu hướng quá mức tập trung vào bản thân, đánh giá quá cao khả năng của mình và muốn luôn được người khác chú ý và khen ngợi.
Tự luyến là một tình trạng mà nhiều người gặp phải. Mọi người thường nhầm lẫn giữa sự tự tin và tự luyến. Tuy nhiên, tự luyến là một đặc điểm có thể gây hại, và nếu không được kiểm soát, nó có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của bản thân.
Đặc điểm bệnh tự luyến
Người tự luyến thường chú trọng đến vẻ ngoại hình của mình. Họ luôn chăm sóc và yêu thương bản thân, đặc biệt là vẻ bề ngoài, muốn mình luôn xuất hiện trong ánh sáng đẹp đẽ nhất trước mắt mọi người. Đối với nhiều người, hình ảnh ban đầu về họ là sự thanh lịch, hào hoa và gần gũi. Tuy nhiên, khi giao tiếp sâu hơn, họ có thể thể hiện một sự quá mức tập trung vào chính mình.
Người tự luyến bản thân thường tin rằng mình giỏi hơn người khác và đánh giá quá cao khả năng của mình, coi mình là một người vô cùng hoàn hảo và luôn xứng đáng nhận được sự ngưỡng mộ. Họ muốn mọi người công nhận tài năng của họ và dễ bị kích động khi khả năng của họ bị nghi ngờ.
Người mắc hội chứng tự luyến họ là người ích kỷ nói rất nhiều về bản thân với những lời lẽ hoa mỹ, tốt đẹp mà không quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh. Thường chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân. Trong tình huống khó khăn, họ mong muốn sự giúp đỡ nhưng thường phớt lờ khi người khác cần giúp, thiếu tinh thần hợp tác và không giỏi trong việc làm việc nhóm.
Hội chứng của bệnh tự luyến rối loạn nhân cách ái kỷ được biểu hiện qua hầu hết các mối quan hệ xã hội. Đó có thể công việc, gia đình, thậm chí cả trong tình yêu.
Ví dụ về hội chứng bệnh tự luyến bản thân
Chị Linh là một nữ doanh nhân trẻ
Mỗi khi chị tham gia các sự kiện, chị luôn chọn vị trí trung tâm và muốn là tâm điểm của mọi sự chú ý. Trên mạng xã hội, chị thường khoe về thành công và cuộc sống xa hoa của mình, kỳ vọng rằng mọi người sẽ tán dương và ngưỡng mộ.
Khi có người khác đạt được thành tựu, thay vì chúc mừng, chị Linh thường tìm cách giảm nhẹ giá trị của họ hoặc nói về thành công lớn hơn của mình. Nhiều người cảm thấy chị Linh khó gần và ích kỷ. Dù rất giỏi và thành công, nhưng chị Linh thường gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ lâu dài với người khác do tính cách tự luyến của mình.
Tự luyến trong tình yêu là gì?
Tự luyến trong tình yêu có thể thể hiện thông qua việc không lắng nghe, không quan tâm đến cảm xúc của người yêu, hoặc thường xuyên đưa ra quyết định mà không xem xét đến ý kiến hoặc cảm giác của họ.
Mối quan hệ mà một trong hai người tự luyến thường khó khăn và đầy thách thức, bởi vì người tự luyến thường không nhận ra hoặc phủ nhận sự tự luyến của mình. Điều này có thể dẫn đến sự căng thẳng và mất lòng tin giữa hai người trong mối quan hệ.
Bệnh tự luyến có thực sự nguy hiểm không?
Bác sĩ cho rằng bệnh tự luyến có mức độ ảnh hưởng sâu sắc không kém cạnh các bệnh lý về cơ thể khác. Chính vì vậy, mọi người cần được cảnh báo về bệnh này, đặc biệt khi việc sử dụng quá mức mạng xã hội đang là một trong những yếu tố dẫn tới tự luyến.
Chứng rối loạn nhân cách tự ái thường được xác định ở những người lớn tuổi, bởi trẻ em và thanh thiếu niên vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách.
Có ba yếu tố chính gây ra rối loạn này:
- Tác động từ môi trường và phong cách giáo dục của cha mẹ.
- Sự lan tỏa của mạng xã hội.
- Yếu tố di truyền.
Những người mắc chứng này thường muốn người khác chú ý và khen ngợi họ. Họ coi bản thân mình như là điểm trung tâm, và thường nghĩ rằng mình vượt trội hơn người khác. Vì vậy, họ dễ bị tổn thương và trở nên cau có khi không nhận được sự chú ý hoặc khi cảm thấy mình bị coi thường.
Mặc dù lúc mới gặp có thể tạo ấn tượng tốt do khả năng tự quảng cáo, nhưng thực tế, họ thường cảm thấy cô đơn vì thiếu khả năng kiểm soát và quá mải mê nói về chính mình. Thường những người tự ái dễ bị tổn thương và ghen tuông khi thấy người khác giỏi hơn, trong những tình huống như vậy, họ thường chỉ trích và coi thường người khác để nâng cao vị trí của mình.
Kết quả là, việc xây dựng mối quan hệ sâu rộng trở nên khó khăn với họ. Hơn nữa, họ có nguy cơ cao mắc phải bệnh trầm cảm. Khi không nhận được sự công nhận hoặc khen ngợi, họ dễ trở nên buồn chán, rút lui khỏi xã hội và cảm thấy cô đơn và lo lắng.
Đàn ông tự luyến có những biểu hiện gì?
Mặc dù hội chứng tự luyến có thể xảy ra ở cả phụ nữ và đàn ông. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, nguy cơ tự luyến thường xảy ra ở cánh đàn ông. Vậy những anh chàng tự luyến thường có biểu hiện như thế nào?
Luôn đề cao cái đẹp
Những người bị bệnh tự luyến sẽ luôn thấy cái đẹp là tiêu chí sống quan trọng nhất.
Theo nghiên cứu cho thấy, những người có biểu hiện yêu bản thân một cách thái quá đa phần thường trông rất bóng bẩy, hào hoa phong nhã. Họ luôn chăm chút cho bản thân tốt nhất, xuất hiện với trang phục ấn tượng, đầu tóc gọn gàng, bóng bẩy và tỏ ra hòa đồng với người khác.
Đối với những người tự luyến, họ sẽ luôn coi hình tượng đẹp hoàn hảo là chuẩn mực của bản thân. Thế nhưng, về lâu dài, tính cách này sẽ lại dần bộc lộ điểm yếu và khác hẳn với những gì chúng ta từng gặp lần đầu.
Luôn muốn nói về bản thân 24/24
Mặc dù đang nói về bất cứ một vấn đề gì, nhưng những người bị bệnh tự luyến luôn có xu hướng ngắt lời hoặc xoay chuyển cuộc trò chuyện nghiêng về bản thân. Họ luôn quan niệm rằng, câu chuyện về bản thân mình đáng được quan tâm nhiều hơn tất cả những thứ khác.
Tự cho rằng bản thân là giỏi nhất
Những người bị tự luyến rất thích những lời khen ngợi và công nhận họ tài giỏi hơn người khác. Họ luôn tự sùng bái bản thân là thiên tài, tự đánh giá cao về thực lực và cho rằng các quan điểm của mình đều đúng.
Đồng thời, họ sẽ thấy khó chịu nếu người khác phủ nhận tài năng, không khám phá được sự thông minh của họ.
Những người bị bệnh tự luyến thường sẽ không chịu tiếp thu các ý kiến đánh giá, sự phê bình hay góp ý của người khác. Họ sẽ tự nhìn nhận bản thân thông thái hơn những ý kiến đó nên rất khó có thể thực hiện công việc tập thể tốt.
Không quan tâm đến nhu cầu của người khác
Những người tự luyến sẽ chỉ quan tâm đến bản thân, cảm xúc họ và không nghĩ đến mọi việc xung quanh. Lúc gặp khó khăn thì họ đòi sự giúp đỡ, nhưng ngược lại khi người khác gặp khó khăn thì họ sẽ phớt lờ nếu ai đó nhờ vả.
Cách trị bệnh tự luyến mới nhất hiện nay
Trong xã hội, người mắc bệnh tự luyến không cao, cũng không quá nghiêm trọng. Đa phần những người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ này là trường hợp nhẹ, hoặc ở mức độ không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, việc chữa bệnh tự luyến cũng rất khó, bởi đây là một chứng bệnh tâm lý. Đa phần người mắc bệnh tự luyến đều không cho rằng mình bị bệnh. Nên cũng không tìm đến sự tư vấn, chữa trị từ các bác sĩ hay chuyên gia.
Chính vì vậy, phương pháp phổ biến để chữa bệnh tự luyến là nhờ vào cách nói chuyện. Theo cách này, các chuyên gia tâm lý sẽ đi sâu vào tiềm thức của người bệnh để tìm hiểu nguyên nhân, hướng dẫn họ suy nghĩ tích cực, cởi mở hơn.
Liệu pháp tâm lý này là phương thức tốt nhất để phối hợp với gia đình, người thân của bệnh nhân để trò chuyện, tạo mối quan hệ bền chặt và tin tưởng. Thêm vào đó, bệnh nhân còn có thể áp dụng các thói quen sinh hoạt lành mạnh như tập yoga, ngồi thiền, hạn chế sử dụng mạng xã hội,…
Trong quá trình này, người bệnh sẽ học cách nhận biết và thay đổi hành vi và quan điểm tự luyến của mình, cũng như phát triển những kỹ năng xã hội và giao tiếp tốt hơn.
Trên đây là bài viết giải nghĩa thuật ngữ tự luyến là gì và cách chữa bệnh tự luyến. Hy vọng những kiến thức Hôn Nhân Và Gia Đình đem lại sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống.