Chúng ta vẫn thường nghe đánh giá về một con người thông qua sự trưởng thành. Vậy trưởng thành là gì? Dấu hiệu nào cho thấy bạn đã trưởng thành?
Đừng bỏ qua những thông tin thú vị dưới đây nhé!
Lưu ý:
- Sân si là gì? Tác hại của tham sân si và hướng giải quyết
- Cắm sừng là gì? Làm gì khi phát hiện bị cắm sừng?
- Khẩu nghiệp là gì? Cách tu khẩu nghiệp đơn giản nhưng hiệu quả
TÓM TẮT NỘI DUNG
- 1 1. Trưởng thành là gì?
- 2 2. 7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đã trưởng thành
- 2.1 2.1. Trưởng thành là khi bạn trưởng thành từ trong suy nghĩ
- 2.2 2.2. Trưởng thành là khi chúng ta biết điều tiết cảm xúc
- 2.3 2.3. Trưởng thành là khi chúng ta biết chúng ta thực sự muốn gì
- 2.4 2.4. Trưởng thành là khi chúng ta thành thực với lòng mình
- 2.5 2.5. Trưởng thành là khi mình biết nhìn nhận hiện thực
- 2.6 2.6. Trưởng thành là khi sống có trách nhiệm
- 2.7 2.7. Trưởng thành là rút ra được bài học từ những gì đã trải nghiệm
1. Trưởng thành là gì?
1.1. Khái niệm “trưởng thành”
Trưởng thành có thể được coi là sự hoàn thiện trong sự phát triển của con người. Tuy nhiên, bạn cũng nên có cái nhìn rõ ràng về 02 cụm từ “lớn” và “trưởng thành”. Nếu bạn đã lớn nhưng thiếu sự chín chắn thì bạn vẫn chỉ được coi là “một đứa trẻ to xác”.
1.2. 3 yếu tố tạo nên sự trưởng thành
Dưới góc nhìn khoa học, trưởng thành được kết tinh từ 03 yếu tố sau:
Trưởng thành sinh lý
Đó là sự phát triển về mặt thể xác, vóc dáng, ngoại hình của con người. Những người đến giai đoạn phát triển 100% các cơ quan trong cơ thể thì được coi là trưởng thành về mặt sinh lý.
Trưởng thành tâm lý
Là sự hình thành suy nghĩ trong tâm trí mỗi người. Trưởng thành tâm lý là biết làm chủ và điều tiết cảm xúc, suy nghĩ và hành động đúng đắn.
Trưởng thành văn hóa – xã hội
Để nói về tính “người” trong mỗi con người. Ở giai đoạn này, những giá trị nhân văn, đạo đức, nhân phẩm được phát triển và được mỗi người lựa chọn tiếp thu. Ở trong cộng đồng, tập thể, trưởng thành văn hóa – xã hội là biết đến sự quan tâm, giúp đỡ người khác.
Trưởng thành là một khái niệm rộng và không có hồi kết. Bởi lẽ, trưởng thành gắn liền với con người và xã hội. Xã hội đi lên, con người phát triển thì trưởng thành từ đó cũng có tiêu chuẩn mới phù hợp.
2. 7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đã trưởng thành
Sau khi nắm được trưởng thành là gì, bạn đã biết bản thân mình trưởng thành hay chưa? Hãy lắng nghe những chia sẻ sau đây nhé!
2.1. Trưởng thành là khi bạn trưởng thành từ trong suy nghĩ
Con người chúng ta thực chất chính là những gì chúng ta nghĩ. Chúng ta không thể trưởng thành khi suy nghĩ vẫn đang bị gò bó trong một khuôn phép.
Trong khối óc chúng ta luôn luôn có sự xuất hiện của cái gọi là lý trí và ego. Bạn nên nghe theo cái nào?
Ego như một thời nói thầm xuất hiện trong đầu óc, luôn bảo ta phải làm cái này, cái kia, hay ngăn cản chúng ta thử một điều gì đó mới. Vì vậy, Ego là thứ kiểm soát tâm trí chúng ta.
Khi trưởng thành, chúng ta sẽ để lý trí lấn át lego để bước thêm một bước tiến mới. Chúng ta biết suy nghĩ những điều đúng đắn trước khi hành động để làm nên một điều đúng đắn.
2.2. Trưởng thành là khi chúng ta biết điều tiết cảm xúc
Những người chưa trưởng thành thường không biết điều tiết cảm xúc sao cho cân bằng. Khi họ không hài lòng điều gì đó thì cảm xúc vượt lên hẳn lý trí.
Tuy nhiên, người trưởng thành thì ngược lại, họ biết kiểm soát cảm xúc của mình để có hành động chuẩn mực.
2.3. Trưởng thành là khi chúng ta biết chúng ta thực sự muốn gì
Vô định nhất của một đời người là không biết mình sẽ đi về đâu, không biết mình thực sự muốn điều gì. Điều này khiến họ chạy đua theo người khác mà không phải chính con người thực của họ.
Tuy nhiên, những người trưởng thành thường vẽ kế hoạch riêng cho cuộc đời mình. Họ lên chi tiết những mục tiêu, công việc cũng như những phương án dự phòng để bản thân không phải đi đến đường cùng.
2.4. Trưởng thành là khi chúng ta thành thực với lòng mình
Trong cuộc sống bạn có thể dối trời, dối đất, dối người, nhưng tuyệt đối không được dối mình. Bạn tự dối mình cũng giống như bạn đang bị ốm mà cứ tin rằng mình khỏe, bạn đang bình thường mà cứ nghĩ mình điên.
Làm sao bạn có thể hạnh phúc được khi bạn tự dối lòng? Thành thực với lòng mình là thành thực với điểm yếu và điểm mạnh của chính bản thân.
Trưởng thành là khi chúng ta thành thực với lòng mình, biết mình muốn gì và cần làm gì để đạt được hình mẫu lý tưởng.
2.5. Trưởng thành là khi mình biết nhìn nhận hiện thực
Khi nhìn nhận hiện thực, bạn cần phải ở trong tâm thế trung thực. Hiện thực của xã hội, hiện thực những gì đang xảy ra là một điều khó chấp nhận nhưng đều có thể giải quyết nếu như bạn trung thực.
Vì vậy, trưởng thành là lúc bạn nhìn nhận cuộc sống hiện thực bằng sự điềm tĩnh và an hòa. Từ đây, bạn sẽ đưa ra được những quyết định sáng suốt và đúng đắn.
2.6. Trưởng thành là khi sống có trách nhiệm
Mỗi con người sinh ra đều có một vị trí của họ, có mối quan hệ với những người xung quanh, xã hội. Vậy người trưởng thành cần có trách nhiệm để sống. Vì sao vậy?
Một người sống có trách nhiệm sẽ biết được những điều mình cần và nên làm để không bị cảm xúc chi phối. Trách nhiệm hầu như đem lại một kết quả tốt.
Ví dụ trách nhiệm của Thủ tướng là đem lại hạnh phúc, ấm no cho toàn dân. Trách nhiệm của người cha là đem lại hạnh phúc và nuôi dạy con trưởng thành. Trách nhiệm của người chồng là chỗ dựa vững chắc cho vợ. Trách nhiệm của người con là sống sao cho thật hạnh phúc, vì đó là điều mà cha mẹ muốn.
2.7. Trưởng thành là rút ra được bài học từ những gì đã trải nghiệm
Những trải nghiệm dù tốt dù xấu đều cho chúng ta một bài học. Nếu là điều tốt đẹp thì chúng ta biết được phải làm gì với bản thân, tích lũy được bài học hay, kinh nghiệm mới và thu thành quả.
Nếu là trải nghiệm xấu, khiến tâm lý chúng ta bực dọc, tổn hại đến bản thân thì chúng ta sau đó sẽ biết tránh né điều cũ, tìm hướng giải quyết mới. Điều quan trọng ở đây không phải là mình lắng nghe giỏi mà là mình đã trải nghiệm vấn đề đó và rút ra được thêm bài học mới cho bản thân.
Trưởng thành là gì? Hẳn qua bài viết sau đây, bạn có thể có cái nhìn rõ hơn về sự trưởng thành của bản thân. Nếu quan tâm đến những chủ đề tương tự, hãy tiếp tục theo dõi Hôn Nhân và Gia Đình để có những kiến thức hữu ích.