Trong cuộc sống muôn hình vạn trạng, con người mang trong mình rất nhiều tính cách. Có người nhân từ, có người sân si, có người lại sống vô thường, không quan tâm thế gian,…
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sân si là gì? Tác hại của tham sân si và cách để kìm hãm bớt tính sân si.
- Phong trào Metoo là gì? Những thành công và mặt trái của #Metoo
- Hoa rơi cửa phật là gì? Ý nghĩa của hoa rơi cửa phật
- Bánh bèo là gì? Những biểu hiện của con gái bánh bèo vô cùng dễ đoán
TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Sân si là gì?
Sân si là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Phật giáo, khái niệm đầy đủ của nó là tham sân si. Vậy tham sân si là gì?
“Tham” là sự tham lam, ham muốn quá độ của con người. “Sân” nghĩa là sự tức giận, dễ nổi nóng, thậm chí có thể nảy sinh thủ hằn mỗi khi không vừa lòng điều gì đó hoặc không đạt được thứ mình muốn.
Còn “si” được hiểu là si mê, u muội, không suy xét đúng sai mà chỉ dựa trên cảm tính để phán đoán sự vật, sự việc và con người,…
Như vậy, người có tính tham sân si là những người hay đố kỵ với những gì mà người khác đang có. Chính vì vậy, họ sẽ dùng mọi thủ đoạn để có được điều mà mình mong muốn.
II. Tác hại của tham sân si
2.1. Tác hại của “tham”
Phật dạy rằng: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 03 việc mà ra: Tham, sân, si”. Trong đó, tham đứng hàng đầu.
Tuy nhiên, đã là con người thì ai cũng có lòng tham. Từ chữ tham mới nổi lên hận thù, khiến con người si mê u tối, từ đó gây nên nghiệp ác.
Phật nói: “Lòng tham càng lớn, phúc đức lại càng tiêu tán”. Vì sao? Vì tham thường đi liền với ác. Người tham để có được thứ mình muốn thường làm điều ác để đạt được.
Phật dạy rằng, lòng tham càng nhiều thì báo ứng càng lớn. Luật nhân quả của lòng tham thường được trả ngay trong kiếp này, được chứng minh ngay trong thực tế như:
- Kẻ tham nhũng trộm cắp thì tù tội.
- Kẻ cờ bạc cá độ thì bần hàn.
- Người tham quyền cao chức trọng rồi cuối cùng cũng trắng tay, gia đình bất hòa, xã hội bất dung.
2.2. Tác hại của “sân”
“Sân” là cơn giận, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. Bất bình vì bị xúc phạm, người đó có thể sẽ làm những chuyện sai trái. Sau cơn giận sẽ giữ lại lòng oán ghét và tìm dịp mà trả thù.
Sở dĩ “sân” bắt nguồn từ việc yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ khác thì ta không thấy giận. Nhưng nếu ai chửi bới, khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay.
Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận. Nóng giận càng nhiều thì con người càng trở nên u uất, trầm cảm và nảy sinh ý định xấu.
2.3. Tác hại của “si”
“Si” theo còn gọi là “dại” hay “ngu”. “Si” che lấp tâm trí, làm cho con người không còn nhìn thấy được những điều xấu xa đang gặm nhấm từ bên trong bản thân.
“Si” càng lâu càng khiến các thói hư tật xấu tăng dần và cuối cùng đưa con người vào con đường tội lỗi triền miên. Đức Phật dạy rằng, “si” là điều tệ hại nhất, hãy dứt bỏ “sỉ” để trở thành người trong sạch.
III. Làm sao để bớt sân si?
- Hiểu được sân si cũng như những tác hại của sân si với chính bản thân và những người mình yêu thương xung quanh.
- Luôn ghi nhớ rằng sân si là một cảm xúc tiêu cực, và nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả bản thân cũng như những người xung quanh.
- Hiểu rằng mỗi người đều có thành công, ưu điểm, kỹ năng riêng. Chúng ta là một cá thể, và mỗi cá thể là khác nhau, và mỗi người sẽ có một sở trường, sở đoản riêng.
Chúng ta nên luôn tự hào về bản thân và làm tốt công việc của mình, thay vì dành thời gian để quan tâm và ganh tị với người khác.
- Học cách tôn trọng sự khác nhau của mỗi người. Đừng đứng núi này trông núi nọ, và luôn nhìn nhận đa chiều, đừng chỉ nhìn vào điểm tốt hay điểm xấu của sự vật, sự việc hoặc của bất cứ ai.
- Chỉ để tâm đến công việc của mình, đừng so sánh thành quả của bản thân với người khác quá nhiều. Hãy nhìn nhận cả quá trình của bản thân, hãy tôn trọng sự cố gắng của bản thân và tự hào rằng mình đã làm được những gì.
4. Câu nói hay về sân si
– Người khôn ngoan phải khiêm nhường, người lương thiện phải khoan dung. Chỉ có kẻ ngu si mới hay ép người quá đáng. Chỉ có kẻ không lương thiện mới tính toán so đo.
– Con người ở đời, phồn hoa như phù du. Xem nhẹ được mất, không nên so đo tính toán. Nghĩ thoáng, hạnh phúc vô hạn. Nhìn thoáng vui vẻ vô cùng. Mong bạn cả đời phiêu du, an tâm hưởng lạc.
– Cuộc sống là một chuyến du lịch đầy những khám phá bất ngờ. Hà cớ chi so đo tính toán được mất trước mắt.
– Chỉ cần chúng ta không so đo tính toán, thì cuộc sống này đâu có gì là không thể khắc phục được đâu.
– Hạnh phúc là bạn dễ cảm thấy hài lòng, không sân si, tính toán so đo với người khác. Hạnh phúc là bạn có người thân bên cạnh. Hạnh phúc thực ra rất đơn giản, không có lý do chính là hạnh phúc.
– Mọi việc không nên yêu cầu quá khắt khe, cái gì đến sẽ đến. Mọi việc không nên tính toán so đo, cái gì qua sẽ qua. Gặp phải vấn đề không nên cau có, dù sao vẫn phải mỉm cười đối mặt.
– Con người sống ở đời không nên tính toán thị phi. Không sân si với kẻ ngu. Nhất là con được mà mình đã chọn, chẳng liên quan gì đến những người khác. Phải là chính mình mới là quan trọng nhất. Tuyệt đối không được đánh mất bản thân.
– Con người càng sân si tính toán bao nhiêu thì càng nhiều phiền não bấy nhiêu. Càng bao dung bao nhiêu thì càng hạnh phúc bấy nhiêu. Tâm mà tham thì người mệt. Tâm mà bình thường thì con người tự nhiên sẽ cởi mở, thoải mái.
– Chỉ cần hít thở thật mình là chúng ta sẽ thấy kỳ tích. Niềm vui của mỗi người không phải vì có được nhiều, mà là bởi bớt sân si, ít tính toán.
– Hạnh phúc không ở có được nhiều mà là tính toán ít.
Trên đây là bài viết giải nghĩa sân si là gì và tác hại của tham sân si. Hy vọng những kiến thức Hôn Nhân và Gia Đình cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống và công việc.