#Metoo, một phong trào ban đầu với mục đích tốt đẹp, trở thành chiến dịch và trending toàn cầu. Rồi dần biến tướng, bị lợi dụng để lại những hậu quả đáng tiếc.
#Metoo là gì? Ai là người khởi xướng phong trào metoo? Mặt trái của phong trào metoo là gì?… Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc thời gian gần đây khi nghe đến thuật ngữ metoo.
Để biết phong trào #metoo là gì, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của Hôn Nhân và Gia Đình.
TÓM TẮT NỘI DUNG
1. #Metoo là gì trên mxh?
Me too (Tôi cũng vậy) là tên nhóm do bà Tarana Burke – nhà hoạt động xã hội người Mỹ đã thành lập lên năm 2006. Nhóm này được lập ra để mong muốn những nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục chia sẻ ẩn đau đớn của mình.
Từ đây, chiến dịch Metoo được hình thành.
Metoo (đọc là Mi – tu) là phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục bắt nguồn từ hashtag “#Metoo”. Nó kêu gọi cộng đồng đứng lên chia sẻ những câu chuyện nhằm vạch trần các hành vi tấn công và quấy rối tình dục, đặc biệt là tại nơi làm việc.
2. Ai là người khởi xướng phong trào #Metoo?
Vào ngày 15/10/2017, #Metoo đã trở thành hiện tượng toàn cầu thông qua một tweet của nữ diễn viên Alyssa Milano. Nội dung tweet cụ thể như sau: “Nếu bạn bị quấy rối hoặc bị tấn công tình dục, hãy viết “Me too” như một câu trả lời cho tweet này”.
Ngay khi dòng tweet này được đăng tải, đã có hơn 66.000 lượt bình luận. Chiến dịch Metoo nhanh chóng trở thành một làn sóng được lan truyền mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội như Facebook, Twitter.
Mọi người bắt đầu chia sẻ những câu chuyện bị quấy rối tình dục của chính họ cùng với hashtag #Metoo.
Hàng trăm phụ nữ tại thủ đô Paris (Pháp) đã xuống đường ủng hộ phong trào này. Trên tay họ cầm những biểu ngữ như: “Có phần nào trong chữ mà các anh không hiểu?”, “Công lý cho phụ nữ”.
Phong trào #Metoo ở Việt Nam cũng đang bắt đầu được nhen nhóm. Tuy nhiên, đa phần những câu chuyện được chia sẻ của các sao Việt chỉ được kể lại một cách ẩn danh. Các đối tượng lạm dụng tình dục vẫn hoàn toàn chưa bị công khai. Nó cho thấy một sự hưởng ứng khá yếu ớt đối với phong trào này.
3. Chiến dịch #Metoo Hàn Quốc
Cuối năm 2017, tại Hàn Quốc, Nhà thơ Choi Young Mi đã dũng cảm tố cáo Nhà thơ Ko Un từng có hành vi xâm hại các phụ nữ khác. Sau đó, nhiều phụ nữ cũng lên tiếng về tội ác này.
Ko Un, từ niềm hi vọng về thi ca Hàn Quốc tại giải Nobel, đã bị đưa tên ta khỏi sách giáo khoa, đồng thời mất chức vị giáo sư. Từ đây, phong trào Metoo nở rộ tại Hàn Quốc.
Đỉnh điểm, ngày 9/3/2018, tài tử điện ảnh Hàn Quốc Jo Min-ki đã phải tự tử tại nhà riêng, sau một loạt cáo buộc lạm dụng tình dục với ít nhất là 8 nạn nhân. Không dừng lại, gần 200.000 người xứ Hàn đã yêu cầu cơ quan chức năng làm sáng tỏ vụ án về nữ diễn viên Jang Ja Yeon. Cách đây 10 năm, cô đã tự sát tại nhà riêng vì bị cưỡng hiếp hơn 100 lần và để lại danh sách 31 người nổi tiếng gồm đạo diễn, biên kịch, giám đốc truyền thông và cả doanh nhân,…
Cùng Hàn Quốc, phong trào Metoo cũng lan rộng tại Trung Quốc, và hiện tại là Việt Nam.
4. Hậu quả của #Metoo
Ai cũng biết trong thời gian gần đây, phong trào Metoo được phát động nhằm mục đích chống nạn phân biệt giới tính, đả phá việc trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên, mặt trái phong trào Metoo này đã khơi dậy những tranh luận trái chiều trên toàn cầu.
Mới đây, một cuộc nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng, phong trào này đã vô tình tạo ra cách nhìn nhận vấn đề và một thái độ ứng xử sai lệch từ chính những người phụ nữ khi giao tiếp xã hội. Và từ đó, họ đã bị nam giới xa lánh vì quá “lạm dụng” #Metoo!
Trên thực tế, cùng với sự lớn mạnh của phong trào, không ít kẻ xấu đã lợi dụng nhằm bôi nhọ thanh danh những người nổi tiếng, bao gồm cả hành vi uy hiếp, tống tiền.
Theo một nghiên cứu của hai chuyên gia Rachel Sturm và Leanne Atwater, sau một thời gian, phong trào Metoo đã đi quá xa. Từ ý tưởng tốt ban đầu thì nay đã gây nên hệ lụy tiêu cực. Nó đã ngày càng nới rộng ra khoảng cách bất bình đẳng nam – nữ trong giao tiếp công việc.
Nhiều nam giới cũng nói rõ là hiện giờ họ rất e ngại khi bắt tay phụ nữ. Trong công việc, họ thường từ chối những chuyến công tác xa với đồng nghiệp nữ vì sợ “bị hiểu nhầm”.
Trên đây là bài viết giải nghĩa Metoo là gì và những bí mật đằng sau chiến dịch này. Hy vọng thông tin Hôn Nhân và Gia Đình cung cấp sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích trong cuộc sống.