Ngoại tình luôn là vấn đề gây nhức nhối cho cả dư luận và xã hội. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của mỗi người hay quan niệm của từng tôn giáo thì ngoại tình lại không hẳn là xấu, đặc biệt là theo đạo Phật.
Vậy ngoại tình theo quan điểm Phật giáo được thể hiện như thế nào? Có đúng là đạo Phật cho rằng ngoại tình càng nhiều càng tốt hay không? Bài viết sau đây sẽ đem đến câu trả lời rõ ràng, chính xác nhất cho bạn.
TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Ngoại tình theo quan điểm của thế gian
“Có hai mặt con rồi còn đi ngoại tình, đúng là không biết nhục, không có liêm sỉ! Cô ta xinh đẹp, học thức như thế mà lại đi tòm tem với người đã có gia đình! Tự hào quá cơ bản lĩnh đàn ông!…” Đây chắc hẳn là chỉ là một vài lời bình phẩm, mắng nhiếc “nhẹ nhàng” của thiên hạ “dành tặng” những người ngoại tình, vốn được coi là cái gai trong mắt người đời.
Sở dĩ, chúng ta luôn được người lớn răn dạy từ bé rằng không được làm điều sai trái, nhất là có mối quan hệ bất chính với người đã có gia đình. Và chính những điều đó đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người, ảnh hưởng đến mãi về sau.
Đã có rất nhiều chương trình, bài báo nói về vấn đề “nóng” này. Và chính những định hướng truyền thông đó đã khiến con người luôn có cái nhìn ác cảm với vấn đề ngoại tình. Dần dần, nó trở thành định kiến khó có thể thay đổi.
Tuy nhiên, đây chỉ là góc nhìn đời thường. Còn theo quan điểm của Phật giáo, ngoại tình lại là những ý niệm hoàn toàn trái ngược.
2. Ngoại tình theo đạo Phật
2.1. Định nghĩa khác về từ “ngoại tình”
Nếu tách nghĩa của từ “ngoại tình” thì ngoại tức là ngoài, tình nghĩa là tình yêu, tình cảm, tình nghĩa. Tóm lại, ngoại tình có nghĩa là đem tình cảm của mình mang trải ra bên ngoài cho bất kỳ đối tượng nào và không có giới hạn.
Theo cách nhìn của người học Phật, ngoại tình là khi con người gạt bỏ hết cái tôi và mở lòng ra để mang yêu thương đến cho muôn loài. Hiểu đơn giản hơn, ngoại tình chính là biểu hiện của một người từ bi hỷ xả, sống với đức hạnh Bồ tát.
2.2. Ngoại tình không phải tình yêu đôi lứa
Ngoại tình với góc nhìn của thế gian là việc làm thỏa mãn nhu cầu về tinh thần và thể xác. Trong đó, lý do muôn thuở mà người ngoại tình luôn biện minh cho mình chính là họ đang bị thiếu hụt về tình cảm, muốn tìm một người chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu.
Với những người ngoại tình, họ coi việc làm này là đúng, bởi lúc này họ đang là chỗ dựa cho một hay nhiều người khác. Tuy nhiên, thực tế không giống như ảo mộng, ngoại tình không phải là hành động cao cả, hy sinh bản thân để bảo vệ cảm xúc của người khác.
Con người cần nhìn vào thực tế, “chán cơm thèm phở”, “có mới nới cũ” là lẽ thường tình. Chỉ cần có chút tình cảm tốt đẹp với người khác là đã nảy sinh ý nghĩ chiếm đoạt.
Thậm chí, nhiều người còn dùng quyền uy, tài sản của mình để “mua” người mà mình cảm mến. Chẳng hạn như sếp ép nhân viên nữ phải thỏa mãn dục vọng cho mình, người giàu dùng tiền để mua người đẹp,….
Sự chiếm hữu này vốn là bản năng của con người, điển hình nhất là cứ có món đồ nào đẹp là phải giành lấy bằng dược và giữ cho riêng mình. Bởi vậy, theo quan điểm của Phật giáo, nếu ngoại tình chỉ là bản năng chiếm hữu thì không còn là tình cảm thuộc về cá nhân, tình yêu đôi lứa như mọi người thường nghĩ.
Theo Phật học, ngoại tình là khi ta biết vứt bỏ đi cái tôi vị kỉ, những bon chen, bản ngã, được thua của thế gian, vứt đi cả những sân si của một con người. Tức là dùng tâm quan sát như tình mẫu tử, kẻ mạnh sanh tâm thương xót kẻ yếu.
2.3. Ngoại tình càng nhiều càng tốt
Nếu hiểu ngoại tình là tinh thần Bồ Tát, chí cao vô thường, quên mình vì người như những người tu học thường nghĩ, thì đây là việc là rất đáng khích lệ. Bởi Phật giáo cho rằng chúng sinh luôn thống khổ nên người giác ngộ phải có trách nhiệm “độ nhất thiết khổ ách”, khiến người đời luôn an nhiên, hạnh phúc.
Nếu hiểu từ “ngoại tình” theo quan điểm của Phật giáo, đây được coi là một hành động tốt lành, là biểu trưng cho sự nghiệp cứu tế chúng sanh, nên làm càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, nếu bạn đang ngoại tình theo nghĩa của thế gian thì tốt hơn hết là nên dừng lại và tự phản tỉnh chính mình. Bởi nó là hành động khiến nhân gian khổ đau, nếu cứ tiếp diễn sẽ khiến bạn đi vào ngõ cụt, bị dụ lạc và ái tình bủa vây, không được ánh sáng trí tuệ và từ bi soi rọi, giác ngộ.
Từ đây có thể thấy, ngoại tình theo quan điểm Phật giáo và quan điểm của nhân gian là hoàn toàn trái ngược. Vậy nên, con người cần tích cực ngoại tình theo giáo lý của nhà Phật và tránh xa ngoại tình phàm tục.
Phương Nguyễn