Có nên cưới rồi mới yêu? Câu hỏi tưởng chừng như vô lý nhưng lại đã và đang diễn ra trong thực tế. Đa phần giới trẻ ngày nay thường tập trung quá sức vào công việc và đam mê mà quên mất mình cần phải có một mái ấm riêng. Đến khi bước sang tuổi nhỡ nhàng, họ mới bắt đầu “vắt chân lên cổ” đi tìm người bạn đời.
Nhưng hôn nhân được nhen nhóm từ tình yêu và chỉ có tình yêu làm nền tảng cho niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, để duy trì hạnh phúc lâu bền, cần phải không ngừng cố gắng và nỗ lực trong suốt cuộc hành trình chung sống. Hãy cùng honnhanvagiadinh.net tìm hiểu để có câu trả lời nhé.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Có nên cưới rồi mới yêu?
Vẫn biết, ai cũng mong đợi tìm được một nửa hoàn hảo của mình có hạnh phúc dài lâu. Thế nhưng, không phải ai cũng có thời gian để đi tìm và chọn lọc ra những đối tượng ưng ý.
Ngày càng có nhiều người chọn lối sống độc thân hoặc trì hoãn việc lập gia đình. Lý do? Có thể là áp lực công việc, quan điểm sống, tình huống kinh tế hoặc thất vọng về tình yêu. Một số người từng trải qua mối tình đổ vỡ và cảm thấy mình không còn khả năng yêu thương nữa. Nhưng liệu tình yêu có phải là tất cả?
Nhiều cặp đôi từng rất yêu thương nhau nhưng sau khi kết hôn chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Trong khi đó, có những người chọn bên nhau không chỉ dựa vào tình cảm mãnh liệt, mà dựa trên sự tôn trọng và chấp nhận. Họ sống hạnh phúc suốt đời dù tình yêu không phải là điểm khởi đầu. Thực tế, tình yêu trước hôn nhân không quyết định tất cả, nhiều người đã tìm thấy tình yêu sau khi kết hôn.
Chuyện môn đăng hộ đối, hôn nhân sắp đặt
Do vậy, không ít trường hợp con cái phải ép mình lấy người mà ông bà, cha mẹ, hò hàng đã sắp đặt khi còn chưa hề biết mặt người đó. Hoặc đơn giản hơn là vì họ quá chán nản với những lời thúc giục từ hai phía nên đã phải tìm hiểu qua loa một người và ngỏ ý cưới ngay.
Nhiều người cho rằng, không có tình cảm, làm sao cưới được. Tuy nhiên, đây cũng là lẽ đúc rút từ các bậc cha nhân thời xưa, bởi họ thường có quan niệm “cha đặt đâu con ngồi đấy”, cứ lấy nhau về rồi biết mặt nhau cũng chưa muộn.
Tuy nhiên, dễ nhận thấy là qua các câu chuyện của ông bà, cha mẹ chúng ta kể lại, họ vẫn sống hạnh phúc và tình nghĩa với nhau, không quá coi trọng việc yêu trước khi cưới.
Vậy nên, xã hội ngày càng phát triển, con người cũng không nên quá khắt khe trong việc phải yêu đương dài lâu rồi mới tiến đến hôn nhân. Việc cưới trước yêu sau hay yêu trước cưới sau đều không quan trọng. Quan trọng là cả hai cần có sự tôn trọng và quan tâm nhất định đến đối phương.
Tình yêu không phải hôn nhân
Đừng than ai cũng không hợp, cũng không có cảm xúc. Bởi lẽ, tình yêu cũng có tuổi, có thể là khi ta còn trẻ hoặc cũng có thể là khi đã già (hồi xuân). Còn cái tuổi nhỡ nhàng ngoài băm, khi mà rất muốn lấy lập gia đình để yên bề gia thất thì lại không phải lứa tuổi của tình yêu. Chờ tình yêu đích thực để yêu rồi mới cưới sao? Cẩn trọng kẻo cuối cùng lại cô đơn mãi mãi.
Nhiều người cho rằng cần tình cảm trước khi cưới. Nhưng nhìn lại, ông bà ta thường cưới rồi mới bắt đầu yêu, mà vẫn sống hạnh phúc bên nhau suốt đời. Về chuyện này, giới trẻ hiện nay chưa thực sự sánh bằng ông bà. Tình yêu chỉ là phần nào của cuộc đời; nếu chỉ dành cho thời gian hẹn hò, nó sẽ chóng tàn sau hôn nhân. Nhưng nếu bắt đầu yêu sau khi cưới, tình cảm sẽ kéo dài và mạnh mẽ hơn.
Thực ra, xung quanh ta luôn có đối tượng phù hợp để lựa chọn làm đám cưới. Hãy dễ tính một chút, đòi hỏi ít đi một chút và sẵn sàng chấp nhận một chút.
Từ đây, bạn sẽ thấy, cưới rồi mới yêu cũng khá thú vị và không phải là không có căn cứ. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết mình đang ở ngưỡng tuổi nào để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất, không nên liều lĩnh khi còn trẻ nhưng cũng đừng đắn đo khi đã nhỡ nhàng.
Được – mất khi cưới trước yêu sau
Không phải yêu sau cưới sẽ diễn ra tốt đẹp, thuận lợi như những câu chuyện bạn từng nghe. Tuy nhiên, nó cũng không phải nguyên nhân chính dẫn đến hôn nhân đổ vỡ như những gì bạn từng thấy.
Vây, cưới trước yêu sau được và mất gì?
Điểm được khi cưới trước rồi yêu
Có tình yêu dài lâu
Tình yêu là thứ tình cảm diễn ra ngắn ngủi của đời người, nếu chia khoảng thời gian này cho cả trước và sau khi kết hôn, nó sẽ kết thúc rất nhanh. Tình yêu phát triển từ tình bạn, mối quan hệ bắt đầu từ tình bạn hoặc sự tôn trọng có thể dẫn đến một tình yêu chắc chắn và sâu sắc.
Còn nếu cưới xong mới bắt đầu yêu, nó sẽ kéo dài hơn một chút. Giải thích cho điều này, bạn có thể thấy rằng trong lúc yêu cả hai đã hiểu quá rõ về nhau, vậy nên sau khi cưới sẽ không còn sự mới mẻ, thu hút nào nữa.
Hôn nhân luôn tươi mới
Cưới trước yêu sau, cả hai sẽ dần tìm ra điểm thú vị, cuốn hút của đối phương khi cùng chung sống. Có thể ban đầu sẽ là sự ngượng ngùng, e dè, nhưng sau một thời gian cùng tâm sự, chia sẻ, chính nó lại là chất xúc tác khiến cả hai dần có tình cảm với nhau.
Tình cảm đó chắc chắn là sự chân thành bởi nó được bắt đầu từ sự cảm thông giữa người với người. Chuyện tình cảm vợ chồng từ đây cũng phát triển theo quy luật như thế.
Kết hôn không đến từ sự phát triển của tình yêu không có nghĩa là bạn sẽ không có tình yêu với người chung chăn với mình, mà đó có thể là tình yêu chưa kịp đến.
Điểm mất cưới xong rồi yêu
Dễ xảy ra xích mích
Chắc chắn rồi, bạn lấy một người mà mình chưa hiểu hết thì việc khác quan điểm sống và xảy ra tranh cãi là điều tất yếu. Tuy nhiên, mâu thuẫn này có thể được giải quyết hay không tùy thuộc vào sự nhìn nhận vấn đề của cả hai, bạn không thể đổ lỗi rằng do mình lấy nhầm người.
Dễ xảy ra thất vọng
Không chỉ lấy xong yêu mà kể cả những đôi yêu nhau lâu dài sau khi về sống chung cũng thường có cảm giác thất vọng, bởi họ đã quá kỳ vọng vào đối phương. Tuy đã chuẩn bị sẵn tâm lý từ trước rằng mình phải chấp nhận nhược điểm của một người mà mình không quen, song điều này vẫn khiến nhiều người cảm thấy hoang mang và chán nản.
Mỗi chúng ta đều có kỷ niệm thanh xuân, mỗi kỷ niệm mang một câu chuyện, và trong mỗi câu chuyện luôn có điều tiếc nuối. Điều quan trọng là liệu ta có nên để những tiếc nuối ấy ảnh hưởng đến hạnh phúc hiện tại hay không?
Hãy trân trọng từng khoảnh khắc của hiện tại, vì tiếc nuối cuối cùng cũng chỉ là chút hoài niệm…
Một số vấn đề vẫn nên làm rõ với nhau trước khi cưới
Tài chính
Trước khi cưới, cần thảo luận rõ về tài chính: cách quản lý tiền chung, kế hoạch chi tiêu, việc tiết kiệm, và sự tồn tại của quỹ riêng. Hơn nữa, hai người cần chia sẻ một cách trung thực về khoản nợ hiện có. Việc này giúp tránh bất ngờ và mâu thuẫn sau này trong cuộc sống chung.
Con cái
Bạn có kế hoạch sinh con khi nào và muốn có bao nhiêu bé? Bạn mong muốn con bạn sẽ được giáo dục và phát triển giá trị sống như thế nào? Ai trong cả hai sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dạy? Điều này quan trọng để tránh xung đột về vấn đề con cái sau này. Đơn thuần thích có con không đảm bảo hai bạn đều sẵn lòng đối mặt với tất cả những trách nhiệm và khó khăn có thể xảy ra, kể cả những tình huống con bạn gặp sự cố về sức khỏe hoặc khuyết tật.
Công việc gia đình
Việc nhà có thể tạo ra mâu thuẫn trong gia đình. Để tránh căng thẳng, hãy thỏa thuận về trách nhiệm của mỗi bên trong việc nhà.
Vấn đề về ngoại tình
Mỗi người có cách nhìn khác nhau về ngoại tình, từ một cái hôn đến việc gặp lại người cũ. Thảo luận để hiểu rõ quan điểm của nhau và tránh hiểu lầm.
Sở thích
Mọi người đều có sở thích riêng. Kết hôn không nghĩa là từ bỏ chúng. Hãy thảo luận để tìm ra cách kết hợp và tôn trọng lẫn nhau.
Tình dục
Thảo luận mở lòng về kỳ vọng và mong muốn trong chuyện phòng the. Sự thoải mái và bình đẳng trong vấn đề này là chìa khóa cho hạnh phúc.
Gia đình hai bên
Lên kế hoạch cho việc thăm hỏi và dành thời gian cho gia đình cả hai bên, nhất là trong dịp lễ, tết. Xác định cách thức tham gia sự kiện gia đình và tần suất viếng thăm, đặc biệt khi cả hai đều là con một.
Chăm sóc bố mẹ
Thảo luận về việc chăm sóc bố mẹ khi về già: bạn có muốn ở cùng họ không, ai sẽ chăm sóc và bạn dự định hỗ trợ họ bằng cách nào. Ngoài ra, tìm hiểu về hồ sơ y tế, nơi muốn sống, và mong muốn về thời gian dành cho nhau sau khi kết hôn.
Điều không thể chấp nhận
Rõ ràng về những hành vi hoặc thói quen mà bạn không thể chấp nhận, như xem thể thao quá nhiều, trở về nhà quá khuya trong tình trạng say xỉn, hay làm việc quá nhiều. Đặt ra những giới hạn để đảm bảo tương lai hạnh phúc cho cả hai.
Hôn nhân của bạn có thành công hay không không chỉ dựa vào tình yêu mà còn rất nhiều yếu tố khác, trước hết đó là sự tôn trọng dành cho nhau. Do vậy, thắc mắc: “Có nên cưới rồi mới yêu?” thực chất không phải là câu hỏi mơ hồ, phi lý, bởi đây là việc làm vẫn đang diễn ra trong thực tế.
Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh và quan điểm của mỗi người mà sẽ đưa ra được quyết định hôn nhân phù hợp. Hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên cưới rồi mới yêu? Từ đây, Hôn Nhân và Gia Đình chúc bạn sẽ tìm được mảnh ghép hoàn hảo của cuộc đời mình!