Cắm sừng là gì? Cắm sừng là một thuật ngữ của giới trẻ nói về người bị phản bội trong tình yêu.Từ này không chỉ đơn thuần liên quan đến hình ảnh của một con vật có sừng, mà còn mang một ý nghĩa sâu xa, liên quan đến mối quan hệ và cảm xúc giữa mỗi người. Vậy, nghĩa thực của cắm sừng là gì? Dấu hiệu bị mọc sừng ra sao? Làm gì khi bị phát hiện cắm sừng? Hãy cùng honnhanvagiadinh.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
TÓM TẮT NỘI DUNG
- 1 Bị cắm sừng nghĩa là gì?
- 2 Dấu hiệu bị cắm sừng vô cùng chuẩn xác, hay người yêu có tuesday
- 2.1 Luôn lo lắng khi bạn xem điện thoại của họ
- 2.2 Luôn về muộn với vô vàn lý do
- 2.3 Tỏ thái độ thờ ơ, khó chịu với sự quan tâm, chăm sóc của bạn
- 2.4 Ghen tuông vô cớ
- 2.5 Chú trọng vẻ bề ngoài hơn
- 2.6 Không còn muốn “gần gũi” với bạn và ít quan tâm thể hiện tình cảm
- 2.7 Ít liên lạc nói chuyện, nhắn tin với bạn
- 2.8 Tạo bất ngờ tặng quà không lý do
- 2.9 Tình trạng tâm lý không ổn
- 2.10 Không muốn bạn gặp cha mẹ/bạn bè/người thân của họ
- 3 Làm gì khi phát hiện bị cắm sừng?
- 4 5 phương pháp “trả thù” khi bị “cắm sừng” lừa dối trong tình yêu
Bị cắm sừng nghĩa là gì?
Cắm sừng là thuật ngữ để chỉ sự phản bội trong tình yêu. Bị cắm sừng nghĩa là bị tình nhân/ vợ hay chồng lừa dối tình cảm, người yêu đi yêu, có quan hệ hoặc bị chiếm đoạt bởi kẻ khác. Từ mọc sừng đã có từ khá lâu và ở mỗi quốc gia, nó lại có một lịch sử, câu chuyện thú vị.
Từ “cắm sừng” thể hiện hình ảnh của việc động vật có sừng (như bò, nai, hươi…) đội một cái sừng lên đầu, hình ảnh này được dùng để mô tả sự nhục nhã, mất mặt khi bị bạn đời lừa dối. Trong nhiều văn hóa, việc bị phản bội trong mối quan hệ tình cảm thường được xem là một sự mất lòng tự trọng và gây ra nhiều tổn thương về mặt tinh thần.
Nguồn gốc từ “mọc sừng”
Có nhiều lý giải khác nhau cho nguồn gốc của từ “cắm sừng”. Có rất nhiều thần thoại, câu chuyện liên quan đến chuyện bị cắm sừng, chiếc sừng.
Xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào thời Pháp thuộc, thuật ngữ “mọc sừng” được dịch từ tiếng Pháp là “Cocu”, liên quan đến hình ảnh con chim coucou, con cái của một số loài chim cu gáy một loại chim không biết xây tổ và thường đẻ nhờ vào tổ của chim khác. Điều này tượng trưng cho sự phản bội trong mối quan hệ.
Thần thoại Hy Lạp cũng đề cập đến sự hiện diện của sừng trên đầu các vị thần, được xem xét như một biểu tượng của sức mạnh. Cùng với đó, câu chuyện về hoàng đế Andromic I Comin xứ Vizantin – một nhân vật lịch sử thực sự đã sử dụng sừng như một công cụ chế giễu để đánh dấu những người đã bị phản bội.
Bên cạnh những truyền thuyết từ thế giới cổ đại, trong văn hóa La Mã và Hy Lạp, từ “mọc sừng” đã được sử dụng như một cách miêu tả sự dễ lừa, dễ bị phản bội. Nhiều nhà lãnh đạo và hoàng đế lịch sử, từ La Mã cho tới Pháp, cũng đã trải qua những trải nghiệm “mọc sừng”, cho thấy vấn đề này không chỉ xuất hiện trong đời thường mà còn ảnh hưởng tới những nhân vật lịch sử quan trọng.
Giải thích phổ biến cho cái sừng liên quan đến chuyện phản bội tình cảm đó là sừng như biểu tượng của các loài vật tính đực, thể hiện sức mạnh hay ám chỉ cơ quan sinh dục nam. Người đàn ông bị mọc sừng là những kẻ yếu đuối về chuyện chăn gối, lớn tuổi/ bất lực/ xấu xí/ nhu nhược/ thừa cân và quá nghe lời vợ.
Ở những quốc gia Tây Âu, hành động giơ ngón tay lên đầu tạo hình chiếc sừng bị coi là hành động xúc phạm nghiêm trọng người khác.
Câu chuyện bị cắm sừng nổi tiếng
Những câu chuyện cắm sừng nổi tiếng thế giới có thể kể đến như:
- Hoàng tử Paris tán tỉnh Helen khiến vua Agamemnon mọc sừng cực lớn và chúng ta có truyện thành Troy, trường ca Iliad và Odyssey để đọc.
- Napoleon bị nàng Josephine cắm sừng liên tiếp khi ông đang mải miết với chiến trận.
- Trong thần thoại Hy Lạp là câu chuyện ngoại tình của thần Zeus.
Có những người bị mọc sừng đã có cuộc trả thù tàn độc, cuồng sát hay trở thành bạo chúa trong lịch sử. Vì vậy hãy suy nghĩ cho kỹ khi muốn cắm sừng ai đó!
Cắm sừng NTR là gì ở Nhật Bản
Trong tiếng Nhật Bản, cắm sừng là “Netorare” ( 寝取られ ), gọi tắt là NTR. Mọc sừng là cách nói ẩn dụ, ám chỉ người bị phản bội “ngu như bò”, “ngu như trâu” khi bị chồng, vợ, người yêu,… lừa dối trong tình yêu.
NTR còn là thể loại anime (phim hoạt hình Nhật Bản) được các bạn trẻ, đặc biệt là nữ 9x, thế hệ Z yêu thích.
Bị cắm sừng trong xã hội hiện đại
Cắm sừng ở Việt Nam được du nhập từ tiếng Pháp (coucou) dưới thời Pháp thuộc.
Từ “cắm sừng” được sử dụng một cách phổ biến từ mạng xã hội, phim ảnh đến ngoài đời thực. Người bị mọc sừng thường rất khó để kìm nén cảm xúc ức chế, bực bội của mình khi phát hiện ra người yêu “cắm sừng” mình.
Dấu hiệu bị cắm sừng vô cùng chuẩn xác, hay người yêu có tuesday
Luôn lo lắng khi bạn xem điện thoại của họ
Điện thoại chính là kho chứa đựng tất cả các mối quan hệ, những thông tin cá nhân riêng tư của một người. Nếu bạn lỡ chạm tay vào điện thoại của người ấy mà họ phản ứng ngay lập tức và tỏ thái độ khó chịu, đây có thể là dấu hiệu bị vợ cắm sừng bạn nên để ý.
Lúc này, bạn nên đặt câu hỏi trong đầu “Trong chiếc điện thoại đó chứa bí mật gì mà cô ấy lại không muốn cho mình biết?”.
Luôn về muộn với vô vàn lý do
Trong công việc chắc chắn không thể tránh khỏi những lúc tăng ca, nhưng không đồng nghĩa là bận rộn mỗi ngày. Nếu thực sự yêu bạn thì họ sẽ luôn có cách để dành thời gian cho bạn.
Những lý do quá bận với công việc, phải tăng ca thường là những lý do phổ biến nhất cho những người đang lừa dối người khác. Đây không chỉ là dấu hiệu cắm sừng cho những cặp đôi yêu gần mà cũng là dấu hiệu bị cắm sừng khi yêu xa mà nhiều người hay dính phải nếu không thể nhắn tin, gọi điện thường xuyên.
Tỏ thái độ thờ ơ, khó chịu với sự quan tâm, chăm sóc của bạn
Trong mối quan hệ yêu đương, tất nhiên ai cũng muốn được người yêu quan tâm, chăm sóc mỗi ngày. Nếu một ngày bạn để ý thấy người ấy chẳng còn hứng thú với sự quan tâm của bạn dành cho họ nữa thì tốt nhất bạn nên hỏi rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần là đang có một “tiểu tam” xuất hiện đằng sau mối quan hệ của hai bạn nữa nhé!
Ghen tuông vô cớ
Trong tình yêu, đôi khi cảm xúc ghen tuông có thể làm tăng sự gắn kết giữa hai người, khi đó biết rằng người kia thực sự quan tâm và yêu thương mình sâu sắc.
Tuy nhiên, nếu ghen tuông mà không dựa trên lý do thực sự, nó có thể tạo ra mâu thuẫn và rối ren trong mối quan hệ. Khi đối diện với sự ghen tuông không cần cớ, có thể hai người đang cảm thấy bất an hoặc có những dự định không minh bạch.
Chú trọng vẻ bề ngoài hơn
Nếu bạn thấy người bạn yêu bắt đầu chăm chút cho ngoại hình của mình nhiều hơn, như việc thay đổi kiểu tóc, mặc đẹp hơn, và sử dụng nước hoa thường xuyên – những thay đổi mà trước đây họ không thường thực hiện – thì có lẽ có một lý do quan trọng đang khiến họ thay đổi như vậy.
Không còn muốn “gần gũi” với bạn và ít quan tâm thể hiện tình cảm
Sự “gần gũi” là yếu tố thiết yếu giúp duy trì một mối quan hệ khỏe mạnh. Mặc dù tình cảm ban đầu có thể giảm đi theo thời gian, nhưng nếu khoảng cách gia tăng và không còn sự gần gũi nữa, đó có thể là dấu hiệu cho một vấn đề nào đó trong mối quan hệ. Bạn nên thăm dò và tìm hiểu nguyên nhân khiến người kia trở nên xa cách với mình.
Ít liên lạc nói chuyện, nhắn tin với bạn
Nếu bạn cảm nhận rằng người ấy trở nên ít liên lạc, hạn chế trò chuyện và nhắn tin, thái độ với bạn thờ ơ và không còn muốn thảo luận về những vấn đề sâu sắc như tương lai của cả hai, có lẽ bạn nên suy nghĩ lại về mối quan hệ của mình với người đó.
Từ chối trò chuyện bằng lý do đi ngủ sớm, có thể đó không chỉ đơn thuần là ngủ sớm. Có lẽ, đó chỉ là một lý do để họ dành thời gian cho một người khác.
Tạo bất ngờ tặng quà không lý do
Đôi khi việc nhận quà có thể làm bạn cảm thấy được yêu thương và quan trọng. Nhất là đối với nhiều cô gái, việc nhận quà thường tạo ra cảm giác ấm áp. Nhưng các bạn nữ nên tỉnh táo; nếu việc này xảy ra liên tục mà không có lý do thực sự, bạn nên tự hỏi: Vì sao họ lại tặng quà? Có phải họ đang có lý do nào đó để cảm thấy cần phải chuộc lỗi?
Tình trạng tâm lý không ổn
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những khó khăn và thách thức, làm tâm trạng không thể luôn bình yên. Nhưng nếu đối tác của bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, có suy nghĩ tiêu cực hoặc trở nên dễ cáu, và những cảm xúc này không xuất phát từ công việc, thì việc trò chuyện và chia sẻ là phương pháp tốt để vượt qua.
Không muốn bạn gặp cha mẹ/bạn bè/người thân của họ
Khi bạn đã quen biết và ở bên người ấy một khoảng thời gian đáng kể mà người ấy còn do dự hoặc tránh việc giới thiệu bạn với gia đình và bạn bè của họ, có thể đây là dấu hiệu họ chưa sẵn lòng xem mối quan hệ giữa bạn và họ là lâu dài. Hoặc, trong tình huống tồi tệ hơn, họ có thể đang giữ bí mật gì đó, như mối quan hệ khác. Để tránh rắc rối, hãy tìm hiểu thêm và đối thoại rõ ràng với người ấy.
Làm gì khi phát hiện bị cắm sừng?
Không chỉ giúp bạn hiểu cắm sừng là gì, Hôn Nhân và Gia Đình còn đưa ra cho bạn những lời khuyên bổ ích nếu phát hiện bị cắm sừng.
Bình tĩnh suy nghĩ
Đừng để bản thân bạn có những phản ứng thái quá khi phát hiện vợ hoặc chồng cắm sừng mình. Việc phản ứng đột ngột, thái quá mà không suy nghĩ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khiến bạn hối tiếc về sau.
Hãy bình tĩnh lại và dành một chút thời gian để suy nghĩ trước khi quyết định làm bất cứ điều gì.
Nói chuyện với một ai đó
Khi phát hiện bị vợ hoặc chồng cắm sừng, hãy hiểu rằng bạn không hề đơn độc. Trong rất nhiều cuộc khảo sát, thống kê sơ bộ cho thấy, có từ ¼ đến ½ những người lập gia đình phải chịu nỗi đau có chồng hoặc vợ ngoại tình.
Chính vì vậy, đừng giấu kín trong lòng mà hãy đi tâm sự câu chuyện của bạn với một người tin cậy khác. Bạn có thể nói chuyện với người thân, bạn bè, thậm chí tâm sự giấu tên trong 01 chương trình phát thanh nào đó để được kể ra câu chuyện của mình.
Đừng đổ lỗi cho bản thân
Lời khuyên dành cho người bị cắm sừng ở đây chính là đừng trách móc hay dằn vặt nhiều về bản thân. Nhiều người khi bị phản bội thường lập tức cho rằng bản thân chính là nguyên nhân dẫn đến đối phương có kẻ thứ 3.
Thông thường, nguyên nhân dẫn đến chuyện ngoại tình thường là “tại anh, tại cô ta, tại cả 2 bên”. Vì thế, đừng tự đổ lỗi và trách móc bản thân thái quá. Nó chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và đau khổ hơn thôi.
Nói chuyện với đối phương
Đừng chỉ ngồi một góc và dằn vặt bản thân mình. Sau khi có đủ thời gian để bạn bình tĩnh và suy xét mọi việc, hãy thẳng thắn nói chuyện với đối phương của bạn.
Dù đã biết mình bị cắm sừng nhưng bạn cũng nên hỏi rõ tại sao đối phương lại làm vậy. Nếu vấn đề nằm ở bạn thì những chia sẻ của đối phương sẽ giúp bạn nhanh chóng có cách khắc phục và hoàn thiện lại bản thân.
5 phương pháp “trả thù” khi bị “cắm sừng” lừa dối trong tình yêu
Chăm sóc bản thân
Yêu chính mình để nhận sự yêu thương chân thành từ người khác.
Bơ đi và sống tích cực hạnh phúc
Hạn chế tiếp xúc với người cũ, tận hưởng cuộc sống, thư giãn bằng cách đi cà phê hoặc mua sắm cùng bạn bè.
Phát triển bản thân tốt nhất
Sau mọi tổn thương, hãy lựa chọn đứng dậy mạnh mẽ hơn và trở thành phiên bản tốt nhất của bạn.
Tập trung vào công việc và tài chính
Bận rộn với công việc giúp bạn quên đi nỗi buồn và nhận ra rằng mối quan hệ chỉ là phần nhỏ cuộc sống.
Mở lòng đón nhận tình yêu mới Không cần đau lòng vì ai không đáng, hãy tìm kiếm một tình yêu mới và chân thành.
Sau khi biết được các dấu hiệu bị cắm sừng là gì và những việc cần làm khi bị cắm sừng, honnhanvagiadinh.net hy vọng bạn sẽ có những hướng giải quyết phù hợp với tình huống này. Đừng quên tiếp tục theo dõi Hôn Nhân và Gia Đình để có thêm nhiều kiến thức tình yêu hữu ích nhé!